“Case study” Bài học đắt giá từ sự rời đi của Baemin tại Việt Nam

Tin tức 0 lượt xem

Sau hơn 4 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, BAEMIN hãng xe công nghệ từng là đổi thủ của Grab, nay đã chính thức tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam vào 08/12/2023.

BAEMIN nổi tiếng trong việc xây dựng thương hiệu của mình mang cá tính riêng, từ bộ font chữ, mascot, màu sắc, content.. hòa quyện với nhau tạo nên tính đặc trưng cho thương hiệu này. Đặc biệt, họ còn đồng bộ trên tất cả các điểm chạm của Baemin đến với khách hàng từ việc làm truyền thông, các chiến dịch marketing online, offline. Tập trung đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu bằng hình ảnh các tài xế trên từng chiếc xe, trang phục, nón bảo hiểm và khắc ghi dần những hình ảnh này vào trong tâm trí khách hàng..

Hôm nay, 07/12/2023 là ngày cuối cùng BAEMIN giao đồ ăn tại Việt Nam, cùng điểm qua những chiến dịch truyền thông marketing xuất sắc của thương hiệu: Chiến dịch “Chúc mừng sinh nhật 3 tuổi” đã viral khắp các mạng xã hội với lời tri ân đến khách hàng, đặt khách hàng là trung tâm. 

Chiến lược Marketing của BAEMIN

Chưa dừng lại, BAEMIN còn nổi tiếng với các biển quảng cáo ngoài trời thả thính các quận như là “Hoàng Kiếm anh biết rõ nhà trong ngõ vẫn giao”, “Tân Bình nhà anh đó đặt là có anh giao”, “Gò Vấp anh thuộc lòng em bằng lòng anh giao”, “anh ở quận 3 em vừa bước ra là anh giao tới”.. Quảng cáo rất tốt và gây “nỗi nhớ” trong lòng người dùng. 

Chiến dịch “thả thính” quận mình của BAEMIN

Có 2 bài hát marketing cực rầm rộ: “Em bé” hợp tác với Amee, Karik và “Ngọt” hợp tác với Justatee, Rhymastic (quảng cáo Bộ sưu tập “Ngọt”). Thật không thể không giành lời khen ngợi cho team Marketing của BAEMIN.

Bài hát “Em bé” viral hợp tác với Amee, Karik

Vậy lý do nào khiến BAEMIN rơi vào tình trạng “khủng hoảng”, phải dừng hoạt động tại Việt Nam, ngay cả khi ông lớn này đang đứng thứ 3 về thị phần giao đồ ăn (12%), chỉ sau Grab Food (45%) và Shopee Food (41%), theo công ty nghiên cứu thị trường Momentum Works. Hãy cùng Tera Solutions tìm hiểu sâu về bài học đắt giá mà thương hiệu này mang lại nhé!

  1. Vận hành sai cách

Vào Việt Nam năm 2019, khi vốn đầu tư đang mạnh, tình hình kinh tế đang tăng trưởng ổn định. Bamin không ngần ngại chi mạnh tay vào thị trường, giảm chiết khấu, đãi ngộ hấp dẫn, trở thành đối thủ đáng gờm đối với Grab hay Shopee, thành công xây dựng truyền thông thương hiệu vững mạnh. 

Tuy nhiên, giai đoạn sau dịch COVID – 19 những thuận lợi ban đầu không còn nữa, BAEMIN đã giảm nguồn lực đầu tư cho marketing, tài xế vận hành. Chính điều này đã gây ra nhiều vấn đề cho thương hiệu như đơn ít, đãi ngộ thấp, giảm khuyến mãi, ít hàng quán, giao hàng khó, khiến người dùng dần trở nên “lạnh nhạt” với app giao hàng này.

2. Tập trung một dịch vụ

BAEMIN chỉ tập trung vào dịch vụ giao đồ ăn, mà không mở rộng hệ sinh thái với các dịch vụ khác như đặt xe, giao hàng.. Người dùng thường hay cân nhắc trước khi cài một app mới và họ sẽ chỉ cài những app thực sự đa dạng, có nhiều tiện ích, cho nên họ có thể chọn những app đối thủ cạnh tranh khác thay vì BAEMIN. Vì đối thủ có thể dùng những dịch vụ khác để bù lỗ cho dịch vụ giao đồ ăn. 

BAEMIN chỉ tập trung vào dịch vụ giao đồ ăn

3. Trải nghiệm người dùng kém

BAEMIN chưa thực sự đem lại những trải nghiệm tốt cho người dùng, nhiều người chỉ ra rằng app của BAEMIN thường xuyên giật, lag và không có nhiều hàng quán như những app khác. 

Mặc dù chiến dịch truyền thông của BAEMIN rất thành công nhưng những trải nghiệm không đáng có này đã làm giảm “điểm cộng” của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

4. Áp lực cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh cho lĩnh vực giao thức ăn nhanh tại Việt Nam là rất cao. Trong khi các nước trên thế giới như Hàn Quốc đặt đồ ăn phải trả thêm phí ship và khá mắc thì ở Việt Nam các đối thủ lớn như là Grab, Shopee Food, Gojek liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi lớn như miễn phí giao hàng, giảm giá món ăn.. để phát triển thị phần. Vì thế BAEMIN gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng.

Cuộc đối đầu “vô tình” của BAEMIN và Gojek

Từ những lý do trên, có thể rút ra bài học cho thương hiệu là dù có đội ngũ Marketing vô cùng đỉnh cao, có nhiều chiến dịch viral nhưng đến cuối cùng, marketing chỉ giúp chúng ta tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ mới là thứ giữ chân khách hàng ở lại lâu dài.

Đừng quên theo dõi Tera Solutions Blog để đón chờ những chủ đề mới nhất nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *